Ngày 02/3/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã công bố bài viết quan trọng với tiêu đề “Học tập suốt đời”, nhấn mạnh vai trò cốt lõi của việc học tập liên tục trong sự phát triển cá nhân và xã hội.
Trong thế kỷ 21 – kỷ nguyên của tri thức, đổi mới và sáng tạo, chúng ta không thể dừng lại trong hành trình học hỏi. Như lời Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định trong bài viết quan trọng của mình: “Học tập không có điểm dừng, tri thức là hành trang suốt đời, là sức mạnh giúp mỗi con người phát triển và đóng góp cho đất nước.”
Lời dạy này không chỉ là kim chỉ nam cho thế hệ trẻ mà còn là lời hiệu triệu đến toàn thể cán bộ, đảng viên, Học sinh sinh viên và nhân dân. Chúng ta cùng nhau lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, bởi đó chính là con đường duy nhất để cá nhân phát triển, tổ chức vững mạnh và đất nước hùng cường.
Tầm quan trọng của học tập suốt đời: Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ, việc học tập suốt đời không chỉ giúp chúng ta thích nghi với những thay đổi nhanh chóng mà còn là chìa khóa để Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới. Tổng Bí thư nhấn mạnh rằng học tập suốt đời giúp mỗi cá nhân “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung, để trở thành người có ích cho xã hội”.
Tại sao chúng ta phải học tập suốt đời? Bối cảnh thế giới thay đổi từng ngày: Trí tuệ nhân tạo, công nghệ 4.0, sự bùng nổ của thông tin… tất cả đang biến đổi thế giới với tốc độ chóng mặt. Nếu không tiếp tục học tập, chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau!
Học tập để làm chủ vận mệnh của chính mình: Học không chỉ để có bằng cấp, mà là để hiểu biết, làm chủ cuộc sống và cống hiến. Một gia đình, một xã hội phát triển bền vững phải là một gia đinh, một xã hội không ngừng học hỏi. Như bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị cán bộ Đảng vào tháng 6 năm 1950 “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, đã biết hết rồi”;
Trong thư Bác Hồ gửi học sinh, năm 1947có viết “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại.” Ý nghĩa của cụm từ này là việc học không chỉ phục vụ cho bản thân mà còn để cống hiến cho xã hội.
Trong thư Bác Hồ gửi các cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên nhân dịp khai giảng năm học mới 1946 có viết “Dốt thì dại, dại thì hèn. Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người phải học”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: “… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”; “Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình”
Học để xây dựng một Việt Nam hùng cường: Mỗi cá nhân là một “viên gạch” xây dựng đất nước. Khi tất cả chúng ta cùng trau dồi tri thức, cả dân tộc sẽ vươn cao, vươn xa trên trường quốc tế.
Học tập suốt đời là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội. Chúng ta hãy cùng nhau thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm, biến việc học trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển, phồn vinh và hạnh phúc.
Hình ảnh Học sinh Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây trong giờ lên lớp và tham gia thực hành thực tập
Học tập suốt đời – là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi chúng ta; Tổng Bí thư Tô Lâm đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc: “Học tập suốt đời không chỉ là nhu cầu, mà là mệnh lệnh của thời đại”
Nhận thức sâu sắc về điều này, Tôi kêu gọi toàn thể cán bộ, giảng viên, học sinh,
sinh viên của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây cùng nhau thực hiện tinh thần học tập suốt đời, vì sự phát triển của cá nhân, của Nhà trường và của đất nước.
Vậy nên, đừng chờ đợi! Hãy bắt đầu từ hôm nay, từ chính bản thân mỗi người. Cùng nhau, chúng ta sẽ xây dựng một đất nước Việt Nam tri thức, văn minh, giàu mạnh và hạnh phúc! Chúng ta hãy cùng nhau hành động như sau:
1. Đối với cán bộ, đảng viên, viên chức, giảng viên Nhà trường
Học để nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới tư duy: Là những người định hướng và dẫn dắt thế hệ trẻ, chúng ta phải không ngừng học hỏi, cập nhật tri thức, đổi mới phương pháp giảng dạy và quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục.
Học để có bản lĩnh chính trị vững vàng: Mỗi cán bộ, đảng viên, giảng viên cần không ngừng tu dưỡng đạo đức, bản lĩnh chính trị, để luôn là người tiên phong trong mọi hoạt động của Nhà trường, dẫn dắt Học sinh, Sinh viên phát triển toàn diện.
Học để làm tấm gương sáng cho thế hệ trẻ: Chúng ta không chỉ dạy bằng kiến thức, mà còn phải truyền cảm hứng bằng chính thái độ học tập của mình. Khi thầy cô học tập không ngừng, học sinh, sinh viên sẽ noi theo.
2. Đối với Học sinh, Sinh viên Nhà trường cần:
Học để không ngừng phát triển, tự tin hội nhập với thế giới: Các em chính là tương lai của đất nước. Kiến thức và kỹ năng mà các em có được hôm nay sẽ quyết định vị trí của các em trong xã hội ngày mai.
Học để xây dựng ước mơ, khẳng định giá trị bản thân: Hãy đặt ra những mục tiêu lớn như tiếp tục học liên thông lên trình độ cao hơn và không ngừng nỗ lực để đạt được. Sự kiên trì học tập, rèn luyện sẽ giúp các em có được công việc tốt, cuộc sống hạnh phúc và cống hiến cho xã hội.
Học không chỉ trên sách vở mà còn từ thực tế cuộc sống: Học từ thầy cô, bạn bè, từ thực tiễn công việc, từ những người xung quanh. Đừng giới hạn bản thân chỉ trong giảng đường, mà hãy chủ động tìm tòi, sáng tạo, ứng dụng kiến thức vào thực tế.
3. Đối với toàn thể cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên Nhà trường cần:
Học để làm người tử tế, có trách nhiệm với gia đình và xã hội: Tri thức không chỉ giúp chúng ta có công việc tốt, mà còn giúp chúng ta sống tử tế, biết yêu thương và cống hiến cho cộng đồng.
Học để phát triển bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống: Học tập giúp chúng ta có nhiều cơ hội hơn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cá nhân và gia đình.
Học để đất nước ta ngày càng văn minh, giàu đẹp: Mỗi người học thêm một điều mới, cả đất nước sẽ mạnh mẽ hơn. Chúng ta cùng nhau xây dựng một Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây tri thức, hội nhập và phát triển bền vững.
Hành động ngay hôm nay!
-Cán bộ, giảng viên: Chủ động nghiên cứu, nâng cao chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy.
– Học sinh, sinh viên: Tích cực học tập, trau dồi kỹ năng, phát huy tư duy sáng tạo.
– Toàn thể nhà trường: Xây dựng môi trường học tập suốt đời, khuyến khích tinh thần học hỏi và đổi mới.
Tôi tin rằng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm, tập thể Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây sẽ tiên phong trong phong trào “Học tập suốt đời”, góp phần đưa Nhà trường ngày càng phát triển, đào tạo những thế hệ công dân ưu tú, đóng góp cho sự phồn vinh của đất nước!
Người viết bài: Nguyễn Doãn Tiến, Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch Hội đồng Trường
Hình ảnh: Cấn Thị Tuyết Mai