Ngày 12/11, tại Cơ sở sản xuất gạo sạch Hải Tiến, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang , tỉnh Hải Dương. Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây phối hợp với Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội tổ chức cho học viên lớp Đào tạo nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật phục vụ Kế hoạch phát triển sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao hàng hóa theo tiêu chuẩn xuất khẩu giai đoạn 2021 – 2025.
Học viên lớp lúa chất lượng cao năm 2024
Các học viên đã được tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm Công nghệ sau thu hoạch có ứng dụng cơ giới hóa, hiện đại hóa nhằm nâng cao giá trị hạt gạo cơ sở sản xuất. Ông Nguyễn Tiến Hải –Chủ cơ sở sản xuất gạo sạch Hải Tiến đã có những trao đổi về những quy trình sản xuất gạo hàng hóa đối với các học viên. Anh Hải cho biết: Như thời điểm này tại cơ sở sản xuất gạo sạch Hải Tiến, xã Long Xuyên đang rất sôi động. Gạo sau khi chà bóng được công nhân đóng vào bao rồi vận chuyển lên xe tải đã chờ sẵn phía ngoài để chở đi tiêu thụ. Hồi đầu, gia đình ông chỉ có 1 máy xay, mỗi ngày bán ra thị trường khoảng 1 tấn gạo anh chỉ phục vụ việc xay xát gạo cho một số bà con trong làng, trong xóm để kiếm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình. Dần dần nhận thấy việc xay xát gạo cho thu nhập tốt, anh đầu tư nâng công suất với dây chuyền, hệ thống xay tách vỏ, chà và đóng bao hoàn chỉnh, mở rộng nhà xưởng.
Học viên thăm dây chuyền sản xuất
Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, anh Hải lại mua thóc tươi của bà con nông dân, sau đó mang về lò sấy khô và bắt tay vào công đoạn xay xát gạo. Mỗi vụ anh Hải thu mua khoảng 100 tấn thóc tươi cho bà con nông dân. Sản phẩm được phơi khô ở nơi sạch sẽ. Kho bảo quản phải được luôn luôn giữ sạch sẽ, mát mẻ, không bụi bẩn, côn trùng, hoặc bất kỳ nguồn ô nhiễm nào. Sản phẩm được đóng gói trong môi trường sạch sẽ.
Học viên thăm kho bảo quản và băng chuyền gạo ra xe tải
Cũng theo anh Hải, việc nắm đúng thị hiếu của khách hàng và cung cấp đầy đủ nguồn hàng là điều quan trọng nhất giúp cơ sở của anh giữ chữ tín trong quá trình hoạt động. Ngoài việc thu mua thóc gạo trong huyện, anh còn mua thóc gạo ở các địa bàn lân cận và một số tỉnh khu vực phía Nam về chà bóng nhằm tăng chất lượng hạt gạo, sau đó xuất khẩu một phần sang thị trường Trung Quốc. Từ nghề xay xát gạo, gia đình anh có nguồn thu nhập ổn định. Ngoài ra còn tạo việc làm cho hơn 06 lao động với mức thu nhập từ 5-10 triệu đồng/người/tháng.
Qua buổi tham quan các học viên đã rất nghiêm túc an toàn trên đường giao thông và nơi thăm quan, kích thích lòng say mê, yêu nghề, yêu người, yêu lao động. Về tại địa phương học viên sẽ tiến hành xây dựng các mô hình chế biến, đóng gói quy mô nhỏ bằng cách xây dựng các mô hình chế biến, đóng gói sản phẩm quy mô nhỏ, cải tạo cơ sở vật chất của các cơ sở chế biến và muốn được Sở Nông nghiệp, Phát triển nông thôn Hà Nội hỗ trợ máy xay xát, máy đánh bóng, máy hút chân không nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm và khả năng tiếp cận thị trường Hà Nội.
Người viết bài và ảnh: Nguyễn Anh Tuấn