Phòng Đảm bảo chất lượng giáo dục – Quản lý khoa học

I. Giới thiệu về phòng

Phòng Đảm bảo chất lượng giáo dục – Quản lý Khoa học được thành lập ngày 01/01/2010. Có tên đầu tiên là Phòng Thanh tra, đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục. Đến tháng 4 năm 2016 được đổi tên thành Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục theo quyết định số 196 ngày 28/3/2016 của Hiệu trưởng trường cao đẳng Cộng đồng Hà Tây. Ngày 15/5/2018 theo Quyết định số 159/QĐ-CĐĐHT đổi tên thành phòng Đảm bảo chất lượng giáo dục. Ngày 11/01/2021, theo Quyết định số 03/QĐ-CĐĐHT phòng nhận thêm chức năng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Quốc tế và đổi tên thành phòng Đảm bảo chất lượng giáo dục – Quản lý Khoa học.

Tập thể cán bộ viên chức của phòng

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG
a) Chức năng:
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện công tác khảo thí, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp; công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế; công tác thanh tra pháp chế của Nhà trường theo quy định của pháp luật.
b) Nhiệm vụ:
– Công tác khảo thí:
+ Chủ trì và phối hợp với phòng Quản lý đào tạo – Công tác học sinh, sinh viên, các khoa nghiên cứu và đề xuất những giải pháp cải tiến phương pháp kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập phù hợp với yêu cầu đào tạo của từng ngành, từng hệ và bậc đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;
+ Lập kế hoạch, tổ chức xây dựng và quản lý ngân hàng câu hỏi thi, ngân hàng đề thi theo đúng quy định bảo mật;
+ Chủ trì và phối hợp với phòng Quản lý đào tạo – Công tác học sinh, sinh viên, các khoa tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun, kết thúc khóa học (bao gồm kỳ thi chính thức và các kỳ thi lại), ra đề, in sao đề, chấm thi và vào điểm thi theo đúng quy chế; quản lý bài thi, điểm thi; tổ chức chấm phúc khảo bài thi theo quy chế (ngoại trừ chương trình đào tạo sơ cấp và đào tạo thường xuyên);
+ Hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các văn bản có liên quan đến công tác khảo thí của các đơn vị trong Trường.
– Công tác đảm bảo chất lượng:
+ Xây dựng kế hoạch thường xuyên và dài hạn về đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục trong Trường và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra công tác tự kiểm định chất lượng tại đơn vị thuộc trường; thực hiện việc tích lũy các tài liệu và minh chứng phục vụ công tác đánh giá;
+ Chủ trì và phối hợp với các đơn vị xây dựng, duy trì và cải tiến hệ thống đảm bảo chất lượng;
+ Chủ trì và phối hợp với các đơn vị tổ chức lấy ý kiến phản hồi của nhà tuyển dụng, cựu học sinh, sinh viên đối với chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo; ý kiến phản hồi của người học đối với nhà giáo; và các đợt khảo sát, điều tra phục vụ công tác đảm bảo chất lượng theo chỉ đạo của Hiệu trưởng.
– Công tác nghiên cứu khoa học:
+ Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng trong quản lý, xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm;
+ Lập kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng và triển khai, quản lý tiến độ thực hiện, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học của Trường;
+ Phối hợp với các khoa và các đơn vị trong Trường lập kế hoạch, định hướng công tác nghiên cứu khoa học dài hạn và trong từng năm học, xác định tính khả thi, tham mưu cho Hiệu trưởng phân bổ nguồn kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả;
+ Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc hợp tác nghiên cứu khoa học với các đối tác trong và ngoài nước, tìm hiểu, lựa chọn đề án, chương trình, đối tác có hiệu quả trình Hiệu trưởng phê duyệt;
+ Quản lý kết quả nghiên cứu khoa học; thông báo, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học, tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Đề xuất và tổ chức quản lý việc biên dịch, biên soạn các thông tin khoa học nước ngoài phục vụ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
– Công tác hợp tác quốc tế:
+ Dự thảo chủ trương, nội dung, kế hoạch hợp tác quốc tế ngắn hạn, dài hạn và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt;
+ Phối hợp với Phòng Tổ chức – Hành chính xây dựng kế hoạch quản lý và làm thủ tục đoàn ra, đoàn vào kịp thời theo các chương trình hợp tác quốc tế với Trường theo quy định của pháp luật hiện hành;
+ Phối hợp với đơn vị có liên quan tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, đón tiếp và làm việc với khách quốc tế tại Trường về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Trường, đảm bảo an ninh chính trị theo quy định pháp luật hiện hành; ghi biên bản các hội nghị, hội thảo, cuộc gặp gỡ, làm việc, trao đổi có khách nước ngoài do Ban Giám hiệu chủ trì;
+ Chủ động tìm kiếm, duy trì các mối quan hệ với đối tác trong và ngoài nước; tìm kiếm các đối tác, cá nhân có khả năng, uy tín trong lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành đào tạo của Nhà trường, có thiện chí hợp tác với Trường, đề xuất với Hiệu trưởng thiết lập quan hệ hợp tác;
+ Tổ chức tiếp nhận, xử lý, lưu trữ các tài liệu, văn bản liên quan đến các tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi đến theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng;
+ Quản lý các dự án hợp tác quốc tế đã được Hiệu trưởng phê duyệt.
– Công tác thanh tra pháp chế:
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện chính sách và pháp luật về hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Trường;
+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng; việc quản lý tài chính, tài sản, khoa học công nghệ, công tác tổ chức cán bộ và các điều kiện cần thiết khác để đảm bảo chất lượng giáo dục đối với các đơn vị thuộc Trường và đề xuất xử lý vi phạm đối với cá nhân, tập thể có hành vi vi phạm trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
+ Tổ chức kiểm tra hoạt động giảng dạy và thực tập doanh nghiệp của nhà giáo; kiểm tra việc học tập và thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp của người học;
+ Thực hiện nhiệm vụ tiếp viên chức, người lao động, người học; tiếp nhận các phản ánh, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực giáo dục trong Trường trình Hiệu trưởng và tổ chức thực hiện việc giải quyết các phản ánh, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
+ Triển khai thực hiện việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực trong Trường theo quy định của pháp luật.
– Soạn thảo các báo cáo, quy định, quy chế, quy trình, quyết định và các văn bản khác có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của phòng theo quy định;
– Quản lý viên chức, người lao động thuộc phòng theo phân cấp của Hiệu trưởng;
– Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị được giao;
– Thực hiện công tác tuyển sinh và các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
c) Quy định về phân cấp: Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng giáo dục – Quản lý khoa học là ủy viên thường trực Hội đồng tự đánh giá, Hội đồng Khoa học, sáng kiến kinh nghiệm; ủy viên của Hội đồng khoa học và đào tạo và là uỷ viên các Hội đồng có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng, được ký thừa lệnh và đóng dấu một số văn bản do Hiệu trưởng uỷ quyền.

III. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ hiện tại

3.1. Cơ cấu tổ chức

Phòng Đảm bảo Chất lượng Giáo dục – Quản lý Khoa học hiện có số cán bộ viên chức là 04. Trong đó: 01 Tiến sĩ và 03 Thạc sĩ.

– Trưởng phòng: 01.

– Giảng viên GDNN kiêm nhiệm: 03.

3.2. Đội ngũ hiện tại

TT Họ và tên Chức vụ/Chức danh Trình độ Điện thoại
1 Nguyễn Trung Thành Trưởng phòng TS Kinh tế 0938258886
2 Nguyễn Anh Tuấn Giảng viên GDNN ThS Nông học  
  Vũ Thu Phương   ThS Lâm học  
  Vương Thị Bích Ngọc Giảng viên GDNN ThS Kinh tế  

IV. Thành tích

– Hằng năm đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.

V. Liên hệ

– Địa chỉ: Tầng 3 Khu Hiệu bộ, Trường cao đẳng Cộng đồng Hà Tây
– Điện thoại: 02433.725.554 hoặc 0938258886
– Email: Phongtrclgd.d20@moet.edu.vn