Khoa Khoa học cơ bản – Giáo dục thường xuyên

Khoa Khoa học Cơ bản – Giáo dục thường xuyên được thành lập từ năm 1977. Đồng hành với Nhà trường, trải qua thời gian dài hình thành và phát triển, khoa Khoa học Cơ bản hiện nay có 22 giảng viên trong đó 3 giảng viên kiêm nhiệm tại các phòng ban. Đội ngũ giảng viên trong khoa năng động, tâm huyết, say mê với nghề, thuộc hai bộ môn: Bộ môn Chung và Bộ môn Cơ sở – Văn hoá.

Đội ngũ giảng viên khoa Khoa học cơ bản – Giáo dục thường xuyên

1. Sứ mạng và mục tiêu phát triển của khoa

1.1 Sứ mạng

Khoa Khoa học cơ bản – Giáo dục thường xuyên cung cấp kiến thức cơ bản, nền tảng về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội làm cơ sở cho sự phát triển khả năng tư duy khoa học độc lập, nhằm phát huy mọi tiềm năng, thích nghi với sự hội nhập của văn hóa, khoa học và công nghệ .

1.2 Mục tiêu phát triển

Phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao đáp ứng yêu cầu đào tạo, tâm huyết với công việc giảng dạy. Có ý thức kỷ luật cao, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh. Có tinh thần phối hợp tốt trong công tác. Chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, sản phẩm NCKH có tính ứng dụng cao trong giảng dạy và quản lý của Nhà trường góp phần vào việc xây dựng nhà trường phát triển bền vững.

2. Chức năng và nhiệm vụ

2.1 Chức năng

Khoa Khoa học cơ bản – Giáo dục thường xuyên là đơn vị quản lý hành chính cơ sở của Trường có chức năng tham mưu, giúp Ban Giám hiệu tổ chức thực hiện quá trình đào tạo các khối kiến thức văn hoá, cơ sở, khối các môn chung và nghiên cứu khoa học theo kế hoạch đào tạo của Nhà trường. Quản lý cán bộ giảng viên, nhân viên thuộc khoa theo sự phân cấp của Hiệu trưởng. Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tự học, tự bồi dưỡng, tổ chức dự giờ nhận xét đánh giá để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

2.2 Nhiệm vụ

– Quản lý và giảng dạy các học phần cơ bản, kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội hệ Cao đẳng, Trung cấp, Liên thông cao đẳng trong trường và liên kết ngoài trường;

– Biên soạn giáo trình, đề cương, bài giảng các học phần được nhà trường phân công giảng dạy;

– Thực hiện công việc nghiên cứu khoa học, tổ chức thảo luận, duyệt đề cương NCKH, nghiệm thu đề tài NCKH cấp ngành;

– Tổ chức hội thảo cấp bộ môn, cấp khoa tạo môi trường để giáo viên trong khoa trao đổi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.

– Quản lý phòng thí nghiệm Vật lý và Hoá học;

– Thực hiện tốt các quy định của Nhà trường về việc lên lớp, thi, kiểm tra và các quy định khác;

– Tăng cường kết hợp với nhà trường tham gia vào công tác tuyển sinh;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng;

3. Bộ máy tổ chức và trình độ chuyên môn

3.1 Bộ máy tổ chức

  1. Phó Trưởng khoa: Ths. Nguyễn Công Khanh
  2. Chủ tịch công đoàn bộ phận: Ths. Phùng Thị Thu Trang
  3. Trợ lý đào tạo: Ths. Phùng Thị Thu Trang

3.2 Bộ môn trực thuộc

3.2.1. Bộ môn Cơ sở – Văn hoá gồm các môn văn hoá: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử và các môn cơ sở trong chương trình đào tạo hệ trung cấp, liên thông, cao đẳng.

Phụ trách bộ môn:  Ths. Phùng Thị Thu Trang

3.2.2. Bộ môn Chung gồm các môn: Giáo dục chính trị,  Kỹ năng soạn thảo văn bản, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – an ninh, Tiếng Anh, Tiếng Anh chuyên ngành

Trưởng bộ môn : Ths. Đặng Duy Hưng

3.3 Trình độ chuyên môn

Hiện tại khoa có 22 giảng viên trong đó có 3 giảng viên đang kiêm nhiệm ở các phòng ban khác.

Trình độ của giảng viên:  10 thạc sỹ, 12 cử nhân

4. THÀNH TÍCH

4.1 Kết quả đào tạo

– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT năm 2007.

– Bằng khen của UBND thành phố Hà nội năm 2011.

– Bằng khen của UBND tỉnh Hà Tây.

– Hàng năm tập thể khoa đều đạt danh hiệu “ Tập thể lao động tiên tiến” do nhà trường khen thưởng.

– Nhiều giảng viên tham gia hội thi Giảng viên dạy giỏi cấp trường, cấp thành phố và đạt giải cao.

4.2 Về nghiên cứu khoa học.

Công tác nghiên cứu khoa học luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng đối với giảng viên. Hàng năm đêù có đề tài và các bài báo được đăng trên các tạp chí uy tín.. Các đề tài luôn mang tính lý luận và thực tiễn cao được ứng dụng trong giảng dạy.

5. Định hướng phát triển

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân loại, sự khẳng định thương hiệu của Nhà trường. Khoa khoa học Cơ bản – Giáo dục thường xuyên khẳng định sẽ trở thành khoa có đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ cao, giỏi về chuyên môn, vững nghiệp vụ, hoạt động đào tạo có chất lượng cao, tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học tạo môi trường để giảng viên phát huy năng lực nghiên cứu, tự học tự nâng cao trình độ; Kết quả của đề tài NCKH có tính ứng dụng cao; là nòng cốt trong công tác giáo dục, đào tạo của nhà trường!